Gửi phảm hồi  E-mail      In bài viết  Print        Font-size  

Vốn điều lệ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014

Vốn điều lệ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014

 

Luật Doanh nghiệp 2014 đã thống nhất cách hiểu về vốn điều lệ công ty và thời hạn thực hiện góp vốn điều lệ. Theo quy định của Luật này, vốn điều lệ được hiểu là vốn thực góp của các cổ đông, thành viên trong công ty. Và cũng để tạo điều kiện cho các cổ đông, thành viên công ty có thời gian huy động vốn góp, Luật doanh nghiệp đã quy định thời điểm góp vốn vào công ty. Theo đó, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ là vốn mà các thành viên, cổ đông cam kết góp/đăng ký mua vào công ty; thành viên, cổ đông phải thanh toán phần vốn góp, số cổ phần cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết/đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn nêu trên mà thành viên, cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết góp/đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị thực góp. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn 90 ngày nêu trên.

 

Như vậy, Luật doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể hơn về khái niệm vốn điều lệ và giới hạn thời gian góp vốn thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Theo Luật doanh nghiệp 2005 là 36 tháng kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với Công ty TNHH). Và một điều quan trọng, Luật quy định cho phép doanh nghiệp được giảm vốn nếu không góp đủ, đúng thời hạn nêu trên.

 

Như vậy, Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định thống nhất cùng một khái niệm về vốn si với Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn lại sử dụng các thuật ngữ khác nhau. Ví dụ, Luật Doanh nghiệp 2005 sử dụng thuật ngữ “cổ phần được quyền chào bán”. Trong khi đó, Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp lại sử dụng thuật ngữ “cổ phần đã phát hành”, “cổ phần được quyền phát hành”. Bản chất vốn điều lệ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp là vốn đăng ký hay vốn cam kết góp đã gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp và xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có trong nội bộ doanh nghiệp.

 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ:

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

 

CÔNG TY LUẬT TNHH SAO THIÊN BÌNH

Trụ sở: Tầng 4 - số 299 Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Di động/zalo/viber: 0989.223.175

Email: thienbinhluat@gmail.com / luatsuthienbinh@gmail.com

Website: http://thienbinhluat.com

 

Share: Follow on Facebook  Follow on twitter  Follow on google  Follow on Yahoo  LinkHay.com

Hỗ trợ trực tuyến

  • Thành lập, tái cơ cấu doanh nghiệp

    Thành lập, tái cơ cấu doanh nghiệp

  • Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

    Tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Đầu tư nước ngoài

    Đầu tư nước ngoài

  • Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

  • Tư vấn Thuế - Kế toán

    Tư vấn Thuế - Kế toán

  • Sàn giao dịch Bất động sản

    Sàn giao dịch Bất động sản

Danh mục tư vấn

Luật sư doanh nghiệp Thành lập công ty Thay đổi đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài Tái cơ cấu Doanh nghiệp Bảo hộ nhãn hiệu, logo Đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm Thuế - Kế toán Thành lập sàn giao dịch Bất động sản